Các bước chống thấm nhà vệ sinh dành cho mọi gia đình
Các bước chống thấm nhà vệ sinh dành cho mọi gia đình, 129, Phương Thảo, Dịch vụ sửa chữa nhanh
, 20/02/2017 14:29:08Cộng đồng mạng quan tâm đến việc chống thấm nhà vệ sinh chia sẻ ý kiến của mình:
"Mình thấy chống thấm nhà vệ sinh chung cư cơ bản là giống với nhà riêng, chỉ có điều là kết cấu sàn dương khác với đa số nhà riêng là sàn âm. Có các ống xuyên sàn bê tông. Với sàn dương thì chú ý đặc biệt đến các vị trí chân tường, cổ ống xuyên sàn, hộp kỹ thuật và thường xuyên kiểm tra sàn nhà, tường thì sẽ khắc phục được tình trạng này" - Hoa Phùng chia sẻ.
"Tôi nghĩ nhà vệ sinh là khu vực hay ẩm ướt, sàn có các lỗ thoát xí, bệt, thoát nước...Nếu không chống thấm cẩn thận với đúng loại vật liệu chuyên dụng thì rất dễ bị thấm. Có thể khi mới chưa bị thấm nhưng sau 1 thời gian nó sẽ bị thấm lúc đó sửa chữa rất tốn kém, mất thời gian gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả nhà. Bởi vậy nên chống thấm bằng loại vật liệu gốc xi măng, có gia cường lớp lưới sợi thủy tinh chống nứt rách và cũng nên chống cả sàn với tường nữa nhé." - Phạm Minh cho biết.
Trích từ bài viết “Chống thấm nhà vệ sinh” trên trang Chongthamnhaviet cho biết:
Để khắc phục tình trạng nhà vệ sinh thấm nước tốt nhất nên xử lý chống thấm dột trước khi hoàn thiện. Nếu công trình đã qua sử dụng mà xảy ra hiện tượng thấm dột, Quý khách nên lựa chọn giải pháp xử lý triệt để cùng với những vật liệu phù hợp.
Chúng tôi sẽ tư vấn và đưa ra một số giải pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh như sau:
- Sản phẩm thi công chống thấm nhà vệ sinh:
- Màng chống thấm dạng khò dán:
Màng chống thấm Bitunil của Ai Cập, Bituplus của Ả Rập, Glasdan Danosa ( Tây Ban Nha )… được cấu tạo bởi hợp chất dẻo nhiệt, thành phần bitum cải tiến, gia cố với hệ thống sợi gia cường Polyester có tính đàn hồi rất cao và chịu được trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.
Màng tự dính Bitustick.
- Hóa chất chống thấm như:
Hóa chất chống thấm thường được sử dụng là Cormix của Thái Lan, Sika của Việt Nam liên doanh, Stonhard của Anh …
- Phương pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh
- Bề mặt bê tông nhà vệ sinh khi bàn giao cho công tác chống thấm:
Tháo gỡ, di dời vật dụng; dọn dẹp nhà vệ sinh.
Bề mặt bê tông có hốc bọng hoặc lỗ rỗ… Quý khách không nên tô trét vữa xi-măng che phủ.
Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông.
- Thi công chống thấm nhà vệ sinh:
Khảo sát và xác định nguyên nhân thấm.
Đục tẩy bề mặt cần thi công.
- Phương pháp 1: Dùng màng chống thấm dạng khò dán.
Bước 1: Quét lớp tạo dính phủ kín bề mặt bê tông:
Đối với bề mặt bằng rộng ta nên dùng lu sơn để thi công. Lớp tạo dính phải được dàn mỏng và đều, bao phủ kín bề mặt bê tông. Lưu ý: Chỉ thi công bề mặt diện tích lớp tạo dính lót cho diện tích thi công làm trong ngày.
Sau khi lớp lót tạo dính khô (bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) chúng ta bắt đầu tiến hành dán màng chống thấm.
Bước 2: Dán màng chống thấm. Ở bài này hướng dẫn dùng màng Bitum:
Trước tiên, chúng ta nên kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoặc khò phải được úp xuống dưới.
Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm, trải ra để chuẩn bị dán. Và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
Sau đó cuốn ngược lại, lưu ý không được làm thay đổi các hướng đã định, tiếp đó từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas (Hoặc dán như bình thường với mạng dán nguôi – Màng tự dính). Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.
Lướt ngọn lửa qua lại đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Lưu ý: phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
Tiếp theo sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
Bước 3: Chốt lại những điểm cần chú ý:
Tại vị trí chồng mí. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
Các vị trí yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống… cần phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng.
Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, phải đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí rồidán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.
Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.
- Phương pháp 2: Dùng các sản phẩm chống thấm dạng quét, phun.
Bước 1: Bão hòa nước và bo góc chân tường:
Lưu ý: khi thi công các sản phẩm dạng quét (gốc xi măng 2 thành phần hoặc gốc bu tin) trước tiên chúng ta nên bão hòa nước để tránh tình trạng bê tông háo nước dẫn đến tình trạng vật liệu chống thấm sẽ không thấm sâu vào thân bê tông tạo liên kết và tránh để đọng nước trên bề mặt bê tông.
Bo góc chân tường bằng vật liệu xi măng cát vàng và Sika latex/ latex TH.
Sau đó Quét lớp mỏng chống thấm và tiến hành dán lưới thủy tinh bo góc với bê rộng lưới từ 10 – 15 cm.
Bước 2: Thi công chống thấm:
Tùy vào mỗi loại sản phẩm chúng ta nên thi công 2 hoặc 3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm.
Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới theo tầng lớp. Lớp trước khô mặt khoảng từ 2 đến 24h (tùy vào nhiệt độ ngoài trời, sản phẩm dùng chống thấm) chúng ta tiến hành quét lớp sau.
Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Tùy theo mức độ hư hại của công trình, mức độ cần chống thấm và tùy theo quy định của mỗi loại sản phẩm mà chúng ta sử dụng liều lượng cho mỗi lớp là 1 – 2kg, liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2
Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công cùng một lúc.
Bước 3: Cần chú ý:
Các sản phẩm gốc xi măng nên yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được dính kết tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc.
Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp.
Khi sơn hoàn thiện bề mặt nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.
Với các trường hợp chống thấm cụ thể các bạn nên liên hệ với các dịch vụ sửa chữa nhà uy tín để được tư vấn và cập nhật bảng báo giá thi công chống thấm nhà vệ sinh, toilet, nhà tắm tốt hơn trước khi thi công.
Bạn đang tìm kiếm địa điểm, dịch vụ sửa chữa và chống thấm dột nhà uy tín - chất lượng?
>> Xem thêm:
Bí quyết chống thấm tường nhà mới xây dành cho bạn
Phương pháp chống thấm tầng hầm cực hiệu quả
Nguyên nhân và cách chống thấm tường nhà hiệu quả
Các bước chống thấm nhà vệ sinh dành cho mọi gia đình Sửa chữa nhà, Chống thấm, chống dột
Các bài viết liên quan đến Các bước chống thấm nhà vệ sinh dành cho mọi gia đình, Sửa chữa nhà, Chống thấm, chống dột
- 02/04/2018 Cách tẩy vết sơn trên nền gạch sạch bong không tỳ vết 2323
- 24/10/2018 Tại sao WC nhà bạn bị thấm nước? 848
- 19/10/2018 Nguyên nhân và cách khắc phục tường nhà bị nứt 838
- 19/10/2018 Hướng dẫn khắc phục 6 lỗi thường gặp của cửa kính cường lực 894
- 04/11/2016 5 Sai lầm lớn nhất khi sơn và sửa chữa đồ gỗ nội thất 2895
- 04/11/2016 Cách sửa chữa đồ gỗ và làm sạch nội thất tại nhà 2564
- 18/11/2016 Sửa cửa cuốn 2633
- 20/02/2017 Nguyên nhân và cách chống thấm tường nhà hiệu quả 942
- 20/02/2017 Phương pháp chống thấm tầng hầm cực hiệu quả 1112