Xe côn tay được đánh giá là một loại xe khó chạy và cách chạy xe côn tay thế nào cho đúng kỹ thuật cũng như lúc hư hỏng phải sửa chữa như thế nào cũng khiến giới mê xe đau đầu. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn chọn cửa hàng sửa xe côn tay đảm bảo an toàn hơn, đừng bỏ lỡ.
Đến đúng chỗ
Nếu còn trong giai đoạn bảo hành, bạn nên mang xe máy côn tay của mình đến đại lý ủy nhiệm của hãng. Một số hãng xe máy lớn như Honda, Yamaha, nếu khách hàng chỉ thực hiện bảo dưỡng, họ có thể đến bất cứ trạm dịch vụ phụ tùng chính hãng nào của hãng. Tại đây, sẽ có phụ tùng, linh kiện thay thế tương ứng, đúng chuẩn cho chiếc côn tay của bạn, chi phí có thể cao nhưng luôn đảm bảo về chất lượng.
Ngược lại, nếu bạn không muốn đem xe vào hãng tốt nhất nên đến các cửa hàng sửa chữa uy tín, lâu đời, thợ sửa xe lành nghề. Đừng nên vào những tiệm nhỏ lẻ, không đảm bảo vì có thể xe côn tay của bạn không hết bệnh cũ mà còn phát sinh bệnh mới vì bị… luộc đồ nữa đấy.
>> Nên xem ngay: So sánh Honda WINNER 150 và Exciter 150 - nên chọn mua dòng xe tay côn nào?
Để chọn phụ tùng chuẩn cho xe côn tay tại các cửa hàng sửa chữa xe
Cũng như những chiếc xe số khác, xe côn tay cũng cần lựa chọn những phụ tùng chính hãng. Nếu càng có nhiều hiểu biết về kỹ thuật cơ bản liên quan đến cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, các hệ thống để bảo dưỡng và sửa chữa xe khi sử dụng sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sử dụng các phụ tùn, linh kiện thay thế khi bảo trì, sửa chữa xe côn tay của mình hơn.
Cách nhận biết bên ngoài:
- Loại đồ điện: Dây đồng quấn đầy, to, nhựa đen bóng là có hoá chất chống thấm, vỏ sạc nhôm trắng sáng, không xỉn màu.
- Loại bình ắc quy: Cầm nặng do lắc sắp đủ trung bình 2kg, vỏ nhựa đẹp, các đầu sạc mới không gỉ sét, làm bằng chì…
- Loại bố thắng, bố nồi: Nhôm trắng, càng mới, mặt bố cứng không ra bột khi cào nhẹ.
- Các loại vành, căm: Lớp xi trắng vàng, vành thép gõ tiếng thanh vang xa, căm dầy, đầu chắc chắn. Vành tròn đều, xi mạ 3- 4 lớp.
- Nhóm cơ khí: xi dầy, thép dầy, sơn tĩnh điện không nổ hột.
- Các loại dây khác: cáp mịn, lớp nhựa đen, đầu chì sáng không vuột. Bên trong đảm bảo có lớp nhựa bao dây cáp.
Chỉ cần một chút kiến thức và khả năng nhận biết, bạn sẽ mua được phụ tùng “chuẩn” để thay thế vào chiếc xe côn tay của mình. Những người thông minh, đam mê công nghệ là những người biết cách chăm sóc chiếc xe của mình. Người xưa có câu” phòng bệnh hơn chữa bệnh”, xe cũng vậy nếu chăm sóc tốt sẽ hạn chế được các hư hỏng và rủi ro. Với nhiều người xe không đơn giản chỉ là phương tiện mà còn là một “ người bạn” gắn bó. Vậy nên hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho một người bạn của mình.
>> Hot! Đừng bỏ lỡ: So sánh 3 dòng xe côn tay được ưa chuộng tại Việt nam: Honda Winner 150, Yamaha Exciter 150, Suzuki Raider 150
Những lưu ý khi sử dụng xe côn tay để xe bền hơn
- Khi dừng đèn đỏ, xe thường dễ tắt máy và nếu giữ ga thì rất mỏi tay. Cách an toàn nhất là trả về số mo ( N ) vừa an toàn vừa tiết kiệm nhiên liệu lại đảm bảo tốt nhất cho bộ nồi xe.
- Khi di chuyển gặp trường hợp tắt đường, đông người bạn nên dùng tay phải bóp hết côn vào tức lúc này côn đã được cắt hoàn toàn. Tránh trường hợp bốc đầu xe hoặc tắt máy xe.
- Cách chạy dòng xe này tránh không bị ì khi mất trớn bạn nên bóp nhẹ côn đồng thời vẫn giữ ga trong vài giây rồi buông ra. Xe sẽ bóc vọt lên bù lại tốc độ bị thiếu hoặc nếu không đủ lực thì cần phải về lại số để tăng tốc.
- Đối với người mới làm quen với xe côn tay khi chạy sẽ thường bị giật mạnh hoặc bị khựng lại là do lên ga không đều, nhả côn quá nhanh hoặc quá chậm. Việc này sẽ dễ dàng khắc phục khi bạn đã chạy quen.
Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giảm thiểu đáng kể hư hỏng trên xe côn tay cũng như làm thế nào để sửa chữa xe tại các tiệm sửa xe côn tay uy tín nhất!
Tham khảo thông tin mua bán xe máy Honda Winner 150 ở đâu uy tín?